Trong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá Phước Hải (huyện Đất Đỏ) có lịch sử lâu đời nhất. Nước mắm và cá khô Phước Hải là hai sản phẩm nổi tiếng khắp vùng.
Phong cảnh Phước hải nhìn từ trên núi Minh Đạm
Lịch sử hình thành Phước Hải được truyền đời qua câu chuyện lý thú và hấp dẫn. Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 1725 - 1730, có một người tên Trần Văn Mầu đến vùng biển thuộc ấp Hải Lạc bây giờ khai phá đất hoang (hiện nay dân Phước Hải tôn ông là Tiền hiền, xây dựng lăng miếu hương khói quanh năm). Thuở ấy đây còn là vùng đất hoang vu, cây cối um tùm, nhiều thú dữ. Hằng ngày ông vào rừng lấy dây mấu về đánh nhuyễn, đan thành sợi lưới, rê theo con nước lên xuống để đánh bắt tôm, cá.
Cầu Tum - nơi nhiều kỉ niệm thời thơ ấu ( nay đã thành một khách sạn )
Đèo Phước Hải
Một số người dân thường ngày ra biển lấy vỏ sò về nung vôi, thấy ông rê được nhiều tôm cá, đời sống khá hơn, bèn bỏ nghề cùng ông đan lưới, đánh bắt hải sản, sinh cơ lập nghiệp. Dần dần nơi đây hình thành một xóm, gọi là xóm Lưới Rê - ngôi làng cổ nhất của xã Phước Hải và là một trong những ngôi làng cổ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đèo Phước Hải
Một số người dân thường ngày ra biển lấy vỏ sò về nung vôi, thấy ông rê được nhiều tôm cá, đời sống khá hơn, bèn bỏ nghề cùng ông đan lưới, đánh bắt hải sản, sinh cơ lập nghiệp. Dần dần nơi đây hình thành một xóm, gọi là xóm Lưới Rê - ngôi làng cổ nhất của xã Phước Hải và là một trong những ngôi làng cổ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau này, cuộc sống của người dân xóm Lưới Rê ngày càng thịnh vượng, tên xóm được đổi thành Hải Chữ. Đến thời Gia Long, Hải Chữ và Phước Điền được sáp nhập lại, gọi là Phước Hải thôn. Quá trình tụ cư lập nghiệp trên vùng đất lành cùng với sự phát đạt của nghề cá đã làm cho Phước Hải ngày một trù phú: Ngó lên Đất đỏ làm cỏ cho quen/ Lưới Rê đi cưới một thiên cá mòi/ Không tin dỡ hộp ra coi/ Rau răm ở dưới cá mòi ở trên.
Hiện nay, Phước Hải có hơn 2/3 dân số sống bằng nghề đánh bắt cá, 1/3 làm nghề nông và buôn bán. Đội tàu đánh cá của Phước Hải có 5.300 chiếc, với tổng công suất 36.000 CV, khai thác khoảng 7.000 tấn hải sản/năm.
Lời kết xin mượn một bài thơ của bạn Bang My-Cali , có lẽ cũng là một người con của Phước Hải .
Phước Hải quê tôi, ôi đẹp lắm!
Biển cát trong ôm ấp lưng đèo
Hàng dương xanh trải dài trong nắng
Núi đứng yên như dáng đợi chờ
Tôi gọi nơi đây là đất Phước
Sóng hiền hòa như dáng thương yêu
Phước đã cho tôi niềm nhung nhớ
Hải ân cần chờ đợi vấn vương
Ngày trở về, vui buồn như ngỏ
Nỗi hoài ong bao tháng năm dài
Lũ bạn tôi nay còn ở đó?
Ôi vui thay kỷ niệm dâng đầy
Đất Phước luôn là điều muôn thuở
Như đã là hơi thở trong tôi
Khi đi xa tôi hằng mong nhớ
Quay về nơi Phước hải thân yêu
Lời kết xin mượn một bài thơ của bạn Bang My-Cali , có lẽ cũng là một người con của Phước Hải .
Phước Hải quê tôi, ôi đẹp lắm!
Biển cát trong ôm ấp lưng đèo
Hàng dương xanh trải dài trong nắng
Núi đứng yên như dáng đợi chờ
Tôi gọi nơi đây là đất Phước
Sóng hiền hòa như dáng thương yêu
Phước đã cho tôi niềm nhung nhớ
Hải ân cần chờ đợi vấn vương
Ngày trở về, vui buồn như ngỏ
Nỗi hoài ong bao tháng năm dài
Lũ bạn tôi nay còn ở đó?
Ôi vui thay kỷ niệm dâng đầy
Đất Phước luôn là điều muôn thuở
Như đã là hơi thở trong tôi
Khi đi xa tôi hằng mong nhớ
Quay về nơi Phước hải thân yêu
Tin của Vietbao có chỉnh sửa - Hình ảnh Admin sưu tầm từ nhiều nguồn trên net
Người con của làng chài PH
Người con của làng chài PH
1 nhận xét:
Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người .
Đăng nhận xét
♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách Chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
♦ Các bạn nên để lại nhận xét của mình để góp ý , phản hồi, đánh giá bài viết . Thông qua Nhận xét hãy để cho mọi người biết Bạn là ai.
BQT + NLH +