Chúng ta đang sống
trong thời đại thông tin và có thể nói chưa bao giờ những ý tưởng, những cải
tiến công nghệ mới lại nhiều và mạnh mẽ như thế. Vì vậy, cũng khó mà đóan được
thế giới sẽ ra sao vào 10, 20 hay 50 năm nữa.
Liệu trong những công nghệ đã ra đời ngày nay, những công
nghệ nào sẽ tác động cơ bản đến cách sống của chúng ta trong tương lai? 10 công
nghệ thường niên nổi trội có khả năng làm thay đổi thế giới dưới đây từ tạp chí
Technology Review do MIT xuất bản sẽ phần nào giải đáp cho câu hỏi trên.
1.Nhiên liệu mặt trời:
Giáo sư Noubar Afeyan, giám đốc kiêm nhà đồng sáng lập Joule Biotechnologies đã
tạo ra các tổ chức vi sinh vật mang tính di truyền có thể chuyển đổi ánh sáng
mặt trời thành ethanol hoặc diesel. Phát minh này sẽ cho phép năng lượng sinh
học cạnh tranh với năng lượng hóa thạch về mặt giá cả lẫn tỉ lệ.
2. Di động 3-D:
Qua 2 bộ phim rất thành công gần đây là Avatar và Up, chúng ta có thể thấy điện
ảnh 3D đang dần mở rộng tầm phổ biến. Giáo sư Julien Flack, giám đốc công nghệ
của Dynamic Digital Depth (DDD) đang hướng đến phát triển xu thế 3-D không chỉ
trên TV mà còn trên điện thoại thông minh và các thiết bị di đông bằng một công
nghệ giúp chuyển đổi những nội dung 2-D sẵn có sang 3-D.
3. Kháng thể tác động kép:
Nhà khoa học kỹ thuật kháng thể Germaine Fuh thuộc công ty công nghệ sinh học
Genetech đã tìm ra một hướng đi đầy hứa hẹn nhằm giúp bệnh nhân chống chọi các
căn bệnh như ung thư và AIDS bằng những kháng thể tác động kép. Các bệnh nhân
sẽ được cung cấp 2 loại thuốc nhưng lấy giá chỉ bằng 1 loại. Hy vọng từ phát
hiện này, các loại thuốc điều trị sẽ tốt hơn và rẻ hơn.
4. Tìm kiếm thời gian thực:
Thành viên kì cựu của Google, Amit Singhal đang hướng Google đến khả năng khai
thác các mạng xã hội để các kết quả tìm kiếm luôn nhanh và kịp thời nhưng vẫn
đảm bảo tính phù hợp và chất tượng tìm kiếm tương tự như tìm kiếm các trang web
thông thường.
5. Quang điện bẫy sáng:
Bằng cách kết tủa các hạt nano bạc trên bề mặt một tấm pin mỏng, tiến sĩ Kylie
Catchpole thuộc đại học quốc gia Úc đã tìm ra một phương thức để nâng hiệu suất
của pin. Phát hiện này có thể khiến năng lượng mặt trời cạnh tranh mạnh mẽ hơn
với nhiên liệu hoá thạch.
6. Thiết kế tế bào thân:
Nhà nghiên cứu sinh vật học tế bào James Thomson từ Cellular Dynamics và đại
học Wisconsin, Hoa Kì đã làm một cuộc cách mạng trong cách nghiên cứu thuốc và
bệnh tật. Ông cung cấp một thể thức mới để tạo nên tất cả các loại hình tế bào
bên trong người bệnh với các chứng bệnh khác nhau.
7. TV xã hội:
Mọi người đã sẵn sàng để thử kết hợp mạng xã hội và TV, sử dụng máy tính xác
tay, điện thoại di động để bình luận trên các sự kiện trực tiếp như Oscars hoặc
Olympics. Tiến sĩ Marie-José Montpetit thuộc MIT đang làm việc với chương trình
TV xã hội nhằm mang lại một phương thức kết hợp giữa sự chủ động của các mạng
xã hội và sự bị động của TV truyền thống.
8. Bê tông xanh:
Việc sản xuất xi măng gây ô nhiễm môi trường với 5% lượng cacbon thải ra trên
toàn cầu. Vì vậy, nhà khoa học Nikolaos Vlasopoulos thuộc công ty Novacem đã
tạo ra một loại xi măng có thể hấp thụ CO2. Sáng kiến của ông có thể giảm bớt
một lượng lớn cacbon thải ra vốn là kết quả từ quá trình sản xuất xi măng.
9. Thiết bị điện tử cấy ghép:
Giáo sư Fiorenzo Omenetto thuộc đại học Tufts, Massachusetts, Hoa Kì đang phát
triển các thiết bị điện tử cấy ghép có thể được sử dụng để phân phối thuốc
trong cơ thể, kích thích thần kinh, giám sát tín hiệu sinh học, và nhiều mục
đích khác. Và một khi hoàn thành công việc, các thiết bị sẽ tự động tan rã hoàn
toàn mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
10. Lập trình đám mây:
Giáo sư khoa học máy tính Joseph Hellerstein thuộc đại học California Berkeley,
Hoa Kì đang chế tạo một phần mềm giúp xây dựng các ứng dụng đám mây với hy vọng
mang lại một làn sóng mới các ứng dụng cho các nhà phân tích truyền thông xã
hội, điện toán doanh nghiệp hoặc các mạng lưới cảm biến theo dõi tín hiệu động
dất.
Tìm hiểu chi tiết về từng công nghệ trên? Tham khảo thêm tại MIT's Technology
Review.
Giáo sư Noubar Afeyan, giám đốc kiêm nhà đồng sáng lập Joule Biotechnologies đã tạo ra các tổ chức vi sinh vật mang tính di truyền có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành ethanol hoặc diesel. Phát minh này sẽ cho phép năng lượng sinh học cạnh tranh với năng lượng hóa thạch về mặt giá cả lẫn tỉ lệ.
2. Di động 3-D:
Qua 2 bộ phim rất thành công gần đây là Avatar và Up, chúng ta có thể thấy điện ảnh 3D đang dần mở rộng tầm phổ biến. Giáo sư Julien Flack, giám đốc công nghệ của Dynamic Digital Depth (DDD) đang hướng đến phát triển xu thế 3-D không chỉ trên TV mà còn trên điện thoại thông minh và các thiết bị di đông bằng một công nghệ giúp chuyển đổi những nội dung 2-D sẵn có sang 3-D.
3. Kháng thể tác động kép:
Nhà khoa học kỹ thuật kháng thể Germaine Fuh thuộc công ty công nghệ sinh học Genetech đã tìm ra một hướng đi đầy hứa hẹn nhằm giúp bệnh nhân chống chọi các căn bệnh như ung thư và AIDS bằng những kháng thể tác động kép. Các bệnh nhân sẽ được cung cấp 2 loại thuốc nhưng lấy giá chỉ bằng 1 loại. Hy vọng từ phát hiện này, các loại thuốc điều trị sẽ tốt hơn và rẻ hơn.
4. Tìm kiếm thời gian thực:
Thành viên kì cựu của Google, Amit Singhal đang hướng Google đến khả năng khai thác các mạng xã hội để các kết quả tìm kiếm luôn nhanh và kịp thời nhưng vẫn đảm bảo tính phù hợp và chất tượng tìm kiếm tương tự như tìm kiếm các trang web thông thường.
5. Quang điện bẫy sáng:
Bằng cách kết tủa các hạt nano bạc trên bề mặt một tấm pin mỏng, tiến sĩ Kylie Catchpole thuộc đại học quốc gia Úc đã tìm ra một phương thức để nâng hiệu suất của pin. Phát hiện này có thể khiến năng lượng mặt trời cạnh tranh mạnh mẽ hơn với nhiên liệu hoá thạch.
6. Thiết kế tế bào thân:
Nhà nghiên cứu sinh vật học tế bào James Thomson từ Cellular Dynamics và đại học Wisconsin, Hoa Kì đã làm một cuộc cách mạng trong cách nghiên cứu thuốc và bệnh tật. Ông cung cấp một thể thức mới để tạo nên tất cả các loại hình tế bào bên trong người bệnh với các chứng bệnh khác nhau.
7. TV xã hội:
Mọi người đã sẵn sàng để thử kết hợp mạng xã hội và TV, sử dụng máy tính xác tay, điện thoại di động để bình luận trên các sự kiện trực tiếp như Oscars hoặc Olympics. Tiến sĩ Marie-José Montpetit thuộc MIT đang làm việc với chương trình TV xã hội nhằm mang lại một phương thức kết hợp giữa sự chủ động của các mạng xã hội và sự bị động của TV truyền thống.
8. Bê tông xanh:
Việc sản xuất xi măng gây ô nhiễm môi trường với 5% lượng cacbon thải ra trên toàn cầu. Vì vậy, nhà khoa học Nikolaos Vlasopoulos thuộc công ty Novacem đã tạo ra một loại xi măng có thể hấp thụ CO2. Sáng kiến của ông có thể giảm bớt một lượng lớn cacbon thải ra vốn là kết quả từ quá trình sản xuất xi măng.
9. Thiết bị điện tử cấy ghép:
Giáo sư Fiorenzo Omenetto thuộc đại học Tufts, Massachusetts, Hoa Kì đang phát triển các thiết bị điện tử cấy ghép có thể được sử dụng để phân phối thuốc trong cơ thể, kích thích thần kinh, giám sát tín hiệu sinh học, và nhiều mục đích khác. Và một khi hoàn thành công việc, các thiết bị sẽ tự động tan rã hoàn toàn mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
10. Lập trình đám mây:
Giáo sư khoa học máy tính Joseph Hellerstein thuộc đại học California Berkeley, Hoa Kì đang chế tạo một phần mềm giúp xây dựng các ứng dụng đám mây với hy vọng mang lại một làn sóng mới các ứng dụng cho các nhà phân tích truyền thông xã hội, điện toán doanh nghiệp hoặc các mạng lưới cảm biến theo dõi tín hiệu động dất.
Tìm hiểu chi tiết về từng công nghệ trên? Tham khảo thêm tại MIT's Technology Review.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách Chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
♦ Các bạn nên để lại nhận xét của mình để góp ý , phản hồi, đánh giá bài viết . Thông qua Nhận xét hãy để cho mọi người biết Bạn là ai.
BQT + NLH +