"Khi Nixon giúp Trung Quốc thoát khỏi bom đạn hạt nhân Xô Viết’’. Dưới tựa đề đập mắt ở trang quốc tế, bên cạnh ảnh chụp Tổng Thống Mỹ Nixon bắt tay lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông vào tháng 2 năm 1972, nhật báo Pháp Le Figaro trích dẫn lại nhận định trên đây từ báo chí Trung Quốc.
Tạp chí Historical Reference, thuộc Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc, trong những ngày qua, đã đăng một loại bài viết về chủ đề này.
Theo tạp chí Trung Quốc, vào tháng 10/1969, Matxcơva đã lên kế hoạch tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Chế độ Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị đối phó, cho phân tán lực lượng để giới hạn thiệt hại. Mao Trạch Đông thì đi về Vũ Hán, trong lúc tướng Lâm Bưu dời đến đóng ở Từ Châu.
Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội rút xuống các hầm bunker kiên cố xây dựng dưới các khu đồi phiá tây Bắc Kinh. Lực lượng gồm 940.000 quân, 4.000 máy bay và 600 tàu chiến được lệnh rời khỏi các căn cứ dễ bị tấn công. Công nhân được phát súng ống để bắn vào phi công và lính nhảy dù Liên Xô khi cần thiết.
Trở ngược về nguyên nhân vụ việc, Le Figaro nhắc lại các sự kiện diễn ra vào tháng 3 năm 1969. Xung đột đã nổ ra trên sông Ussuri, ở biên giới hai nước, dẫn đến những vụ biểu tình khổng lồ ở hai bên, quân đội được động viên. Arnaud De La Grange, tác giả bài báo trên tờ Le Figaro, cho biết là theo bài viết trên tạp chí Trung Quốc, thì Liên Xô đã thông báo các đồng minh Đông Âu của họ về kế hoạch tấn công hạt nhân để ‘’xoá sạch mối đe doạ Trung Quốc và triệt tiêu kẻ phiêu lưu thời hiện đại này’’. Ngày 20 tháng 8, đại sứ Liên Xô tại Washington đã thông báo ý định đó cho ông Kissinger và yêu cầu Mỹ giữ thái độ trung lập.
Thế nhưng Hoa Kỳ đã cố tình để thất thoát thông tin về kế hoạch của Liên Xô ra cho báo chí biết, và ngày 28 tháng 8, tờ Washington Post loan báo là Matxcơva có kế hoạch bắn một loạt tên lửa hạt nhân xuống nhiều thành phố cũng như các trung tâm, cơ sở hỏa tiễn của Trung Quốc. Trong hai tháng 9 và 10, tình hình căng thẳng cực độ, người dân Trung Quốc được chỉ thị đào hầm trú ẩn.
Nixon coi Liên Xô là mối đe doạ chính và không muốn Trung Quốc bị suy yếu quá mức
Matxcơva sau đó lại thăm dò lập trường của Washington. Le Figaro tiếp tục trích dẫn bài viết của tạp chí Trung Quốc, phân tích là Nixon nhìn Liên Xô như là mối đe doạ chính và không muốn Trung Quốc bị suy yếu quá mức. Ngoài ra, Tổng Thống Mỹ cũng lo ngại về tác hại của một chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân đối với số lượng 250.000 lính Mỹ đóng ở Châu Á vào lúc ấy.
Ngày 15 tháng 10, Kissinger cảnh cáo đại sứ Liên Xô là Hoa Kỳ sẽ không giữ thái độ trung lập trong trường hợp Liên Xô tấn công Trung Quốc, và Mỹ sẽ tấn công vào 130 thành phố của Liên Xô để trả đũa. Năm ngày sau thì Matxcơva bãi bỏ các kế hoạch tấn công Trung Quốc, và đàm phán được mở ra tại Bắc Kinh.
Theo Le Figaro, tạp chí Trung Quốc cho rằng sở dĩ Washington có thái độ cứng rắn của đối với Matxcơva, đó là vì Hoa Kỳ phần nào muốn trả đũa những sự cố xẩy ra 5 năm trước. Lúc ấy, Liên Xô đã từ chối đề nghị hợp sức với Mỹ để ngăn chặn việc Trung Quốc có bom nguyên tử. Liên Xô đã từ chối không tham gia vào một cuộc tấn công hỗn hợp, nhắm vào trung tâm thử nghiệm hạt nhân của Trung Quốc ở Lop Nor, vùng Tân Cương. Ông Nikita Krouchev đã đánh giá rằng chương trình của Trung Quốc không phải là một mối đe doạ.
Và ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung Quốc đã thành công trong cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên. Tổng thống Mỹ thời ấy là Lyndon Johnson đã đánh giá đó là ngày đen tối nhất đối với thế giới tự do. Theo Le Figaro, tạp chí Trung Quốc cũng nhắc lại là nước họ trước đó đã 3 lần bị đe doạ tấn công hạt nhân, nhưng mối đe doạ đến từ Mỹ : đó là trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, kế đến là trong cuộc đọ sức Trung Quốc - Đài Loan, hai năm 1955 và 1958.
Le Figaro nêu tên tác giả bài viết về thời Nixon, Liu Chenshan, ghi nhận là nhà nghiên cứu này không hề cho biết nguồn gốc các tài liệu mà ông tham khảo, và cũng công nhận là có nhiều chuyên gia không đồng ý với ông. Tuy nhiên theo Le Figaro, bài viết được đăng trên một tạp chí chính thức, do đó có thể nghĩ rằng tác giả đã được tham khảo những tài liệu đứng đắn, có thể tin cậy được. Bài viết của nhà nghiên cứu này đã được ‘’duyệt lại’’ một hay hai lần.
Philippines : Benigno Aquino chiến thắng nhờ ‘’dựa hơi’’ bố mẹ
Nhân vật Châu Á được chú ý hôm nay là tổng thống tương lai của Philippines, Benigno Aquino, đã bỏ xa các đối thủ của mình trong cuộc bầu cử chủ nhật vừa qua. Cả Le Monde lẫn Libération đều phân tích nguyên nhân thành công của nhân vật bị cả hai tờ báo đánh giá là mờ nhạt, cũng như con đường chông gai trước mắt của ông.
Nguyên nhân đầu tiên mang chiến thắng đến cho 'Noy Noy' như hai tờ báo nêu bật trong hàng tựa, đó là vì ông là ‘’người thừa kế của những nhà đối lập có uy tín’’, tựa của Le Monde, trong lúc Libération chạy tít hóm hỉnh hơn : ‘’Benigno Aquino, nhân danh bố và mẹ’’.
Trong bài phân tích, đặc phái viên Le Monde, Jacques Follorou, nhận thấy có một cái gì đấy hơi nghịch lý ở Philippines. Benigno Aquino đã thắng có lẽ nhờ những điểm yếu của ông. Ông đã đi đến được với người dân vì ông không dấn thân sâu vào đời sống chính trị, mặc dù vẫn giữ ghế thượng nghị sĩ. Ông cũng không lao hết mình vào cuộc tranh cử, có lẽ vì thế cử tri nhìn thấy ông là một người gần gủi với họ, trong sạch có thể tin cậy được.
Bên cạnh đó là hào quang của cha mẹ Noy Noy, với người cha bị ám sát thời Ferdinad Marcos, trong lúc người mẹ là bà Corazon Aquino, thì là một tổng thống được kính nể. Đối với người Philippines, Noy Noy là người có thể mở ra một trang sử mới cho nước này. Philippines đang bị lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, đã kéo dài gần 10 năm nay.
Tác giả bài báo minh hoạ cho phân tích của mình với ví dụ của đối thủ đã về hạng 3 trong cuộc chạy đua giành ghế tổng thống là Manuel Villar. Nhân vật này cũng hứa hẹn chống tham nhũng để lôi kéo cử tri tầng lớp binh dân, nhưng lại không mấy được tin tưởng, vì ông là một doanh nhân, khó thể tin cậy là trong sạch.
Tuy nhiên, tờ báo cũng tự hỏi là tân tổng thống đầy thiện chí sẽ chống chọi như thế nào với các thế lực chung quanh, vì đảng của ông vẫn là thiểu số trong quốc hội, còn đối thủ Villar vẫn ở thế mạnh. Không kể là gia đình Marcos sau nhiều năm ép mình, đang trỗi dậy mạnh mẽ trên sân khấu chính trị : bà Imelda Marcos, được bầu vào Hạ Viện, con trai thì vào Thượng Viện, con gái thì được bầu làm thống đốc.
Kinh tế Pháp vẫn tăng trưởng ì ạch
Về thời sự nước Pháp, không thể thiếu vắng Liên Hoan Điện Ảnh Cannes, chính thức khai mạc hôm qua. Le Figaro cũng như Libération đã làm tươi mát trang nhất của mình với hình ảnh xinh đẹp bước trên thảm đỏ của Cate Blanchett, nữ diễn viên trong bộ phim Robin Hood khai mạc Liên hoan.
Nhưng bên cạnh sự kiện hào nhoáng đó, tình hình không mấy sáng sủa của kinh tế Pháp đều được các báo nêu bật : ‘’Tăng trưởng Pháp dậm chân tại chỗ’’, tựa của Le Figaro trích dẫn số liệu của viện thống kê Insee, công bố hôm qua (12/5/10). Trong quý đầu năm 2010, tăng trưởng Pháp chỉ là 0,1%. Tờ báo nhắc lại rằng chỉ cách đây vài tuần thôi, Insee còn dự kiến một tỷ lệ 0,2%.
Libération nhìn thấy khủng hoảng vẫn còn đấy, đèn đỏ nhấp nháy trong mọi lãnh vực. Tờ báo liệt kê với một giọng hớm hỉnh nhưng chua xót : tăng trưởng thì ngủ yên, còn tình hình tiêu thụ trong nước có một cuộc sống ảm đạm. Quý tư 2009, tỷ lệ tăng trưởng còn là 0,9%, qua quý 1 năm 2010, thì không nhúc nhích gì cả : 0%, sức mua yếu ớt. Hiện nay, theo Libération, chỉ có là thâm thủng ngân sách là tăng lên.
Libération nhắc lại là chính phủ Pháp đã cam kết với Bruxelles là sẽ giảm thâm thủng ngân sách, từ 8% GDP hiện nay xuống còn 3% vào năm 2013. Có điều là, theo tờ báo, dù rất muốn nhưng chính phủ chưa thấy cắt được chi tiêu ở chỗ nào.
Nhưng không chỉ Pháp, Libération còn nhìn sang Anh, có vẻ cũng không khá hơn, quyết định đầu tiên của tân chính phủ cũng sẽ là cắt giảm chi tiêu.
Le Figaro cũng chú ý đến các nước láng giềng của Pháp, nêu lên trường hợp còn nguy kịch hơn của Tây Ban Nha, khiến Madrid phải thắt lưng buộc bụng nhiều hơn nữa : thủ tướng Zapatero muốn bỏ một số trợ cấp xã hội, và giảm bớt đến 5% lương công chức.
Nguồn : viet
Theo tạp chí Trung Quốc, vào tháng 10/1969, Matxcơva đã lên kế hoạch tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Chế độ Bắc Kinh cũng đã chuẩn bị đối phó, cho phân tán lực lượng để giới hạn thiệt hại. Mao Trạch Đông thì đi về Vũ Hán, trong lúc tướng Lâm Bưu dời đến đóng ở Từ Châu.
Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội rút xuống các hầm bunker kiên cố xây dựng dưới các khu đồi phiá tây Bắc Kinh. Lực lượng gồm 940.000 quân, 4.000 máy bay và 600 tàu chiến được lệnh rời khỏi các căn cứ dễ bị tấn công. Công nhân được phát súng ống để bắn vào phi công và lính nhảy dù Liên Xô khi cần thiết.
Trở ngược về nguyên nhân vụ việc, Le Figaro nhắc lại các sự kiện diễn ra vào tháng 3 năm 1969. Xung đột đã nổ ra trên sông Ussuri, ở biên giới hai nước, dẫn đến những vụ biểu tình khổng lồ ở hai bên, quân đội được động viên. Arnaud De La Grange, tác giả bài báo trên tờ Le Figaro, cho biết là theo bài viết trên tạp chí Trung Quốc, thì Liên Xô đã thông báo các đồng minh Đông Âu của họ về kế hoạch tấn công hạt nhân để ‘’xoá sạch mối đe doạ Trung Quốc và triệt tiêu kẻ phiêu lưu thời hiện đại này’’. Ngày 20 tháng 8, đại sứ Liên Xô tại Washington đã thông báo ý định đó cho ông Kissinger và yêu cầu Mỹ giữ thái độ trung lập.
Thế nhưng Hoa Kỳ đã cố tình để thất thoát thông tin về kế hoạch của Liên Xô ra cho báo chí biết, và ngày 28 tháng 8, tờ Washington Post loan báo là Matxcơva có kế hoạch bắn một loạt tên lửa hạt nhân xuống nhiều thành phố cũng như các trung tâm, cơ sở hỏa tiễn của Trung Quốc. Trong hai tháng 9 và 10, tình hình căng thẳng cực độ, người dân Trung Quốc được chỉ thị đào hầm trú ẩn.
Nixon coi Liên Xô là mối đe doạ chính và không muốn Trung Quốc bị suy yếu quá mức
Matxcơva sau đó lại thăm dò lập trường của Washington. Le Figaro tiếp tục trích dẫn bài viết của tạp chí Trung Quốc, phân tích là Nixon nhìn Liên Xô như là mối đe doạ chính và không muốn Trung Quốc bị suy yếu quá mức. Ngoài ra, Tổng Thống Mỹ cũng lo ngại về tác hại của một chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân đối với số lượng 250.000 lính Mỹ đóng ở Châu Á vào lúc ấy.
Ngày 15 tháng 10, Kissinger cảnh cáo đại sứ Liên Xô là Hoa Kỳ sẽ không giữ thái độ trung lập trong trường hợp Liên Xô tấn công Trung Quốc, và Mỹ sẽ tấn công vào 130 thành phố của Liên Xô để trả đũa. Năm ngày sau thì Matxcơva bãi bỏ các kế hoạch tấn công Trung Quốc, và đàm phán được mở ra tại Bắc Kinh.
Theo Le Figaro, tạp chí Trung Quốc cho rằng sở dĩ Washington có thái độ cứng rắn của đối với Matxcơva, đó là vì Hoa Kỳ phần nào muốn trả đũa những sự cố xẩy ra 5 năm trước. Lúc ấy, Liên Xô đã từ chối đề nghị hợp sức với Mỹ để ngăn chặn việc Trung Quốc có bom nguyên tử. Liên Xô đã từ chối không tham gia vào một cuộc tấn công hỗn hợp, nhắm vào trung tâm thử nghiệm hạt nhân của Trung Quốc ở Lop Nor, vùng Tân Cương. Ông Nikita Krouchev đã đánh giá rằng chương trình của Trung Quốc không phải là một mối đe doạ.
Và ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung Quốc đã thành công trong cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên. Tổng thống Mỹ thời ấy là Lyndon Johnson đã đánh giá đó là ngày đen tối nhất đối với thế giới tự do. Theo Le Figaro, tạp chí Trung Quốc cũng nhắc lại là nước họ trước đó đã 3 lần bị đe doạ tấn công hạt nhân, nhưng mối đe doạ đến từ Mỹ : đó là trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, kế đến là trong cuộc đọ sức Trung Quốc - Đài Loan, hai năm 1955 và 1958.
Le Figaro nêu tên tác giả bài viết về thời Nixon, Liu Chenshan, ghi nhận là nhà nghiên cứu này không hề cho biết nguồn gốc các tài liệu mà ông tham khảo, và cũng công nhận là có nhiều chuyên gia không đồng ý với ông. Tuy nhiên theo Le Figaro, bài viết được đăng trên một tạp chí chính thức, do đó có thể nghĩ rằng tác giả đã được tham khảo những tài liệu đứng đắn, có thể tin cậy được. Bài viết của nhà nghiên cứu này đã được ‘’duyệt lại’’ một hay hai lần.
Philippines : Benigno Aquino chiến thắng nhờ ‘’dựa hơi’’ bố mẹ
Nhân vật Châu Á được chú ý hôm nay là tổng thống tương lai của Philippines, Benigno Aquino, đã bỏ xa các đối thủ của mình trong cuộc bầu cử chủ nhật vừa qua. Cả Le Monde lẫn Libération đều phân tích nguyên nhân thành công của nhân vật bị cả hai tờ báo đánh giá là mờ nhạt, cũng như con đường chông gai trước mắt của ông.
Nguyên nhân đầu tiên mang chiến thắng đến cho 'Noy Noy' như hai tờ báo nêu bật trong hàng tựa, đó là vì ông là ‘’người thừa kế của những nhà đối lập có uy tín’’, tựa của Le Monde, trong lúc Libération chạy tít hóm hỉnh hơn : ‘’Benigno Aquino, nhân danh bố và mẹ’’.
Trong bài phân tích, đặc phái viên Le Monde, Jacques Follorou, nhận thấy có một cái gì đấy hơi nghịch lý ở Philippines. Benigno Aquino đã thắng có lẽ nhờ những điểm yếu của ông. Ông đã đi đến được với người dân vì ông không dấn thân sâu vào đời sống chính trị, mặc dù vẫn giữ ghế thượng nghị sĩ. Ông cũng không lao hết mình vào cuộc tranh cử, có lẽ vì thế cử tri nhìn thấy ông là một người gần gủi với họ, trong sạch có thể tin cậy được.
Bên cạnh đó là hào quang của cha mẹ Noy Noy, với người cha bị ám sát thời Ferdinad Marcos, trong lúc người mẹ là bà Corazon Aquino, thì là một tổng thống được kính nể. Đối với người Philippines, Noy Noy là người có thể mở ra một trang sử mới cho nước này. Philippines đang bị lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, đã kéo dài gần 10 năm nay.
Tác giả bài báo minh hoạ cho phân tích của mình với ví dụ của đối thủ đã về hạng 3 trong cuộc chạy đua giành ghế tổng thống là Manuel Villar. Nhân vật này cũng hứa hẹn chống tham nhũng để lôi kéo cử tri tầng lớp binh dân, nhưng lại không mấy được tin tưởng, vì ông là một doanh nhân, khó thể tin cậy là trong sạch.
Tuy nhiên, tờ báo cũng tự hỏi là tân tổng thống đầy thiện chí sẽ chống chọi như thế nào với các thế lực chung quanh, vì đảng của ông vẫn là thiểu số trong quốc hội, còn đối thủ Villar vẫn ở thế mạnh. Không kể là gia đình Marcos sau nhiều năm ép mình, đang trỗi dậy mạnh mẽ trên sân khấu chính trị : bà Imelda Marcos, được bầu vào Hạ Viện, con trai thì vào Thượng Viện, con gái thì được bầu làm thống đốc.
Kinh tế Pháp vẫn tăng trưởng ì ạch
Về thời sự nước Pháp, không thể thiếu vắng Liên Hoan Điện Ảnh Cannes, chính thức khai mạc hôm qua. Le Figaro cũng như Libération đã làm tươi mát trang nhất của mình với hình ảnh xinh đẹp bước trên thảm đỏ của Cate Blanchett, nữ diễn viên trong bộ phim Robin Hood khai mạc Liên hoan.
Nhưng bên cạnh sự kiện hào nhoáng đó, tình hình không mấy sáng sủa của kinh tế Pháp đều được các báo nêu bật : ‘’Tăng trưởng Pháp dậm chân tại chỗ’’, tựa của Le Figaro trích dẫn số liệu của viện thống kê Insee, công bố hôm qua (12/5/10). Trong quý đầu năm 2010, tăng trưởng Pháp chỉ là 0,1%. Tờ báo nhắc lại rằng chỉ cách đây vài tuần thôi, Insee còn dự kiến một tỷ lệ 0,2%.
Libération nhìn thấy khủng hoảng vẫn còn đấy, đèn đỏ nhấp nháy trong mọi lãnh vực. Tờ báo liệt kê với một giọng hớm hỉnh nhưng chua xót : tăng trưởng thì ngủ yên, còn tình hình tiêu thụ trong nước có một cuộc sống ảm đạm. Quý tư 2009, tỷ lệ tăng trưởng còn là 0,9%, qua quý 1 năm 2010, thì không nhúc nhích gì cả : 0%, sức mua yếu ớt. Hiện nay, theo Libération, chỉ có là thâm thủng ngân sách là tăng lên.
Libération nhắc lại là chính phủ Pháp đã cam kết với Bruxelles là sẽ giảm thâm thủng ngân sách, từ 8% GDP hiện nay xuống còn 3% vào năm 2013. Có điều là, theo tờ báo, dù rất muốn nhưng chính phủ chưa thấy cắt được chi tiêu ở chỗ nào.
Nhưng không chỉ Pháp, Libération còn nhìn sang Anh, có vẻ cũng không khá hơn, quyết định đầu tiên của tân chính phủ cũng sẽ là cắt giảm chi tiêu.
Le Figaro cũng chú ý đến các nước láng giềng của Pháp, nêu lên trường hợp còn nguy kịch hơn của Tây Ban Nha, khiến Madrid phải thắt lưng buộc bụng nhiều hơn nữa : thủ tướng Zapatero muốn bỏ một số trợ cấp xã hội, và giảm bớt đến 5% lương công chức.
Nguồn : viet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
♦ Mời bạn gửi Nhận xét của mình. Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể nhận xét bằng cách Chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
♦ Các bạn nên để lại nhận xét của mình để góp ý , phản hồi, đánh giá bài viết . Thông qua Nhận xét hãy để cho mọi người biết Bạn là ai.
BQT + NLH +